Hướng dẫn viết intro, giang tấu và ending

Để tạo một khúc intro, giang tấu, và ending cho một bài hát đòi hỏi người đệm đàn phải nắm vững, hợp âm, tiết tấu, scales, ý tưởng phác họa, trí tưởng tượng, có tầm nhìn và hiểu bài hát muốn nói gì để diễn đạt cho đúng, tránh intro một đường và hát một nẻo…..

Khúc mở đầu (Intro), ngoài nhiệm vụ xác định âm giai để người hát có sự chuẩn bị trước và hát đúng tone, nó còn tạo ấn tượng cho người nghe về ca khúc sắp được người hát thể hiện.

Có rất nhiều ca khúc phần mở đầu (intro) quá hay và ấn tượng đến nỗi các nhạc sỹ hòa âm khác không thể làm nó hay hơn nữa và giữ nguyên hiện trạng.

Không có quy định về độ dài hay ngắn của đoạn mở đầu, mà tùy thuộc vào cảm hứng người phối nhạc

Đoạn mở đầu, giang tấu & ending…tốt nhất nên có độ dài chẳn ô nhịp.

Vd: 4, 6, 8, 12, 16, 32 vvv….

Phần mở đầu (intro):

  • Dạo bằng một hợp âm hoặc vài hợp âm ( chỉ có hợp âm vang lên và người hát cất tiếng hát), có thể dùng hợp âm khối (block chords) hoặc rải (arpeggio)

Với cách intro này là để tạo ấn tượng cho người nghe, tạo sự ngạc nhiên, khi hợp âm vửa đánh xuống thì giọng hát có thể vào Phiên khúc hoặc điệp khúc..

Người đệm đàn có thể rải hợp âm theo vocal, có thể có nhịp và có thể không có nhịp (free style), vocal ca theo lối tự sự.

  • Lấy điệp khúc làm đoạn mở đầu
  • Sử dụng một đoạn hợp âm trong ca khúc
  • Sáng tác một đoạn mở đầu theo ý:

Để thực hiện cách này đòi hỏi người soạn hòa âm phải cảm nhận ca khúc thật sâu sắc để có thể sáng tác một đoạn intro mà không sử dụng một chút giai điệu của ca khúc mà vẫn khiến người nghe cảm nhận được cái hồn của ca khúc

Sau đây là một số cách và các vòng hợp âm để soạn intro, giang tấu, ending:

  • INTRO

Hợp âm + 6 9 7 4

Đây là công thức phổ biến dùng các notes của hợp âm mở rộng (hợp âm màu) để sáng tác intro, giang tấu, ending

Chúng ta sẽ thực hành và soạn các vòng hợp âm sau:

  1. Vòng hợp âm: I – IV – V

VD:      C – F – G

Am – Dm – E7 (Em)

  1. Vòng hợp âm: I – II – V

VD:      C – Dm – G7

            Am – Bm7b5 – E7

  1. Vòng hợp âm: I – III – IV – V

Vd:       C – Em – F – G

            Am – C – Dm – E7

  1. Vòng quãng 4 (lớn) áp dụng cho thang âm thứ:

Vòng hợp này rất đặc biệt và nhiều bản nhạc được viết theo vòng hợp âm này

 E     Em7b5

Dm – Gm – C – F – Bb –    Eb          – A7                     

Gm

Gm6

  1. Vòng quãng 4 (nhỏ):

Vd:       Dm – Gm – C – F

Dm – Gm – A7 – Dm

  1. Đỗ quãng 2 áp dụng cung thứ (1 7 6 5) (hợp âm lùi)

Vd:       Am – G – F – E7

  1. Đỗ quãng 3 (1 6 4 5):

Vd:       C – Am – F – G – C

Dm – Bb – Gm – A7

  • GIANG TẤU:

Melody

Intro

Addlib (fill)

Chọn vòng hợp âm tiểu biểu của bài nhạc

  • ENDING

Soạn câu kết ngắn gọn, xúc tích

Có thể soạn:    I – IV – V

                        I – VI – II –V

                        I – II – V

                        Giữ chủ âm và rall……

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *